Thứ 3, 29/08/2023
Administrator
223
29/08/2023, Administrator
223
“Theo thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay TP HCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác thải từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng rác được chôn lấp từ 76% xuống 50%, và đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp.”
Thời gian gần đây những bãi xử lý rác thải Đồng Nai và Yên Bái bốc mùi hôi thối lại dấy lên vấn về chôn lấp rác thải. Những quy trình tiên tiến của Thuỵ Điển, Áo, Bỉ hoặc Nhật,... Từ những năm về trước đã có những công nghệ xử lý tuyệt vời. Trong khi đó nước ta vẫn đang xử lý rác bằng cách chôn lấp, một trong những cách kém hiệu quả nhất.
Hàng ngày tại TP HCM có hơn 8.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt và 5.000 tấn trong số đó đã được chuyển đến bãi rác Đa Phước để chôn lấp. Trong suốt hơn 11 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước đã chôn lấp xấp xỉ 13 triệu tấn rác với chiều cao 27m – hơn ½ số rác dự kiến (khoảng 24 triệu tấn) của toàn bãi rác.
Vào mùa gió Tây Nam thổi về, những mùi hôi thối của bãi rác bay tới khu nhà Phú Mỹ Hưng và những vùng liền kề, khiến cho người dân không thể hít thở một cách bình thường. Đó đang là vấn đề nghiêm trọng khiến các quản lý và chuyên gia TP HCM đang đau đầu tìm cách giải quyết.
Vì thế, ngoài biện pháp khắc phục mùi bằng cách tăng cường xịt các loại hóa chất, sắp xếp thời gian xử lý và thời điểm tiếp nhận hợp lý. Không tập trung toàn bộ vào 1 thời điểm để giảm thiểu mùi hôi. Ngoài ra, thì còn phải nhanh chóng tìm công nghệ khác để xử lý rác thay thế.
Theo dòng sự kiện lịch sử, chôn lấp rác là cách xử lý rác thải rắn đầu tiên và cũ nhất của con người, nó được sử dụng từ những năm 320 trước công nguyên. Tuy nhiên hiện tại, chôn lấp được coi như là hạ sách, khi nó lạc hậu và kém hiệu quả.
Trên Thế Giới hiện nay, rác thải hiện đang là một vấn đề gây rất nhiều phiền toái. Tuy vậy, cũng có các Quốc gia thành công trong việc quản lý rác thải, điển hình là những quốc gia như: Thuỵ Điển, Áo, Bỉ và Nhật…
Để so sánh các nước Châu Âu, thì Nhật Bản không phải là Quốc gia lớn đi đầu về việc tái chế rác thải. Tuy nhiên họ lại là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại và xử lý rác rất tốt.
Rác thải tại Nhật được chính phủ quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại đến ý thức đổ rác đúng nơi của mọi người dân.Từ đó có thể dễ dàng đốt rác thải một cách hoàn toàn bằng công nghệ CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).
Không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng lại rất hiệu quả. Vì thế hiện nay đã có khá nhiều nước trên khắp thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản như: Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore…
Đầu tiên chúng ta phải nhận ra rằng điểm chung của những Quốc gia xử lý rác hiệu quả là đến từ chính ý thức phân loại rác. Nếu không có được ý thức này, tất cả công nghệ xử lý rác đều là vô ích. Bãi rác Đa Phước từ lúc được khởi công cũng có một quy trình tốt để tái chế rác thải, tuy vậy nó không thể sử dụng được vì chính nguồn rác đầu vào không được phân loại.
Về công nghệ, để học hỏi theo các Quốc gia phương Tây thì có vẻ còn khó khăn. Công nghệ đốt rác thải của Nhật Bản là phương pháp khá khả thi để theo đuổi nhất hiện giờ đối với chúng ta.
Theo những thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay tại TPHCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng rác được chôn lấp từ 76% xuống 50%, và đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp. Tuy chưa chắc công nghệ nào sẽ được áp dụng, nhưng đây đã là một bước cải tiến lớn trong việc xử lý rác thải ở nước ta.
Hiện nay công ty TNHH Môi Trường Quốc Tế cũng đã và đang sử dụng phương pháp đốt rác, thân thiện với môi trường. Anh/chị có nhu cầu xử lý rác thải có thể đăng ký nhận báo giá trực tiếp.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM
Chuyên lĩnh vực:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0973377989 hoặc gửi thư báo giá dịch vụ qua Gmail moitruongphuongnamvn@gmail.com để được hỗ trợ về các dịch vụ môi trường nhanh nhất.