Thứ 4, 30/08/2023
Administrator
1239
30/08/2023, Administrator
1239
thời trang luôn thay đổi từng ngày, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và việc mua bán thông qua các nền tảng trực tuyến đã khiến cho con người ngày càng dễ tiếp cận hơn với những xu hướng mới nhất của ngành thời trang. Vì quá dễ dàng nên dần chúng ta mua nhiều quần áo nhiều hơn với mức giá "siêu rẻ" để rồi một ngày nhận ra tủ quần áo của ta đã quá chật vì giờ đấy ta có quá nhiều quần áo cũ hoặc quần áo không sử dụng đến vì nó đã hết "HOT". Việc đấy đã để lại những hệ lụy gì, cùng Môi trường Quốc tế tìm hiểu nhé!
Thời trang nhanh là gì?
Ngành thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Đặc biệt thời trang nhanh đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ những năm đầu của thế kỉ XX. Mảng thời trang này là nguyên nhân lớn gây ra phát thải khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động hủy hoại môi trường.
Thuật ngữ “thời trang nhanh” đề cập những loại hàng may mặc giá rẻ được sản xuất hàng loạt và người tiêu dùng có thể nhanh chóng lựa chọn mẫu mã phù hợp mà không cần may đo tốn nhiều thời gian.
Sự trỗi dậy nhanh chóng và thành công của các thương hiệu thời trang mang tới cho phần lớn quần chúng các loại quần áo giá rẻ nhưng thời thượng, “bắt trend” đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong việc mua sắm của người tiêu dùng. Khiến cho người tiêu dùng mua nhiều quần áo hơn, và cũng bỏ đi nhiều quần áo cũ hơn vì nó không còn “hợp mốt” .
Cái giá của việc gia tăng tiêu thụ không kiểm soát này là tình trạng lãng phí, ô nhiễm, và các công xưởng quần áo với điều kiện làm việc tồi tàn.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành bãi rác “thời trang nhanh”
Theo tờ SCMP, trong núi quần áo bỏ đi ở Atacama - sa mạc khô hạn nhất thế giới, người ta có thể tìm thấy từ áo len cho tới giày trượt tuyết. Số quần áo bỏ đi này ngày càng nhiều, khiến Atacama ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng do ngành 'thời trang nhanh'.
Ngoài ảnh hưởng tiêu dùng vô tội vạ trong ngành may mặc, ngành này còn gây ra hậu quả thảm họa với môi trường, nhưng hậu quả này ít được chú ý.
Dù rác thải quần áo bị vứt lộ thiên hay chôn dưới đất, chúng đều gây ô nhiễm môi trường, thải ra chất ô nhiễm vào không khí hoặc mạch nước ngầm. Cho dù làm bằng vải tổng hợp hay được xử lý bằng hóa chất, quần áo cần tới 200 năm mới có thể phân hủy sinh học và quần áo cũng độc hại không kém nhựa và lốp xe bỏ đi.
Trong nhiều năm tiêu thụ quần áo của ngành thời trang nhanh, không ai dường như quan tâm tới việc họ đang góp phần thải ra một lượng lớn rác thải quần áo. Bãi rác quần áo trên sa mạc Atacama cứ thế ngày một đầy hơn.
Là một quốc gia nghèo ở Châu Phi, nên Kenya là địa điểm được gửi đến rất nhiều quần áo từ thiện từ các nước Châu Âu. Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động môi trường, những núi quần áo cũ, kém phẩm chất ở thủ đô Nairobi của Kenya chúng ở tình trạng tồi tệ đến mức một nửa phải thải ra bãi rác, và cuối cùng là đổ ra sông gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là thực trạng báo động cho các chương trình hiến tặng từ thiện.
Các nhóm hoạt động vì môi trường cho biết, nhiều quần áo được cho từ thiện làm bằng chật liệu tổng hợp nhân tạo nên khi được thải ra môi trường, chúng tạo nguy cơ ô nhiễm.
Nhà sáng lập tổ chức Clean Up Kenya cho biết: “Những quần áo này tác động lớn đến môi trường, chúng làm ô nhiễm đất. Cần nhớ rằng nhiều quần áo làm bằng sợi Polyester, thực chất là nhựa, mà nhựa thì chúng ta biết là mất nhiều thời gian, nhiều năm mới phân hủy, nên chúng làm ô nhiễm nguồn nước.”
Ngoài ra, nếu như chúng ta đốt những quần áo cũ này đi thì chúng sẽ gây ra khí độc, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân khi hít vào.
Cái giá phải trả cho môi trường
Quần áo gồm nhiều loại chất liệu, thường là kết hợp các loại sợi khác nhau – tất cả đều có ích lợi và nhược điểm xét về độ thoải mái với người mặc, độ bền và chi phí sản xuất. Riêng cotton (sợi bông) có trong 40% tất cả các quần áo, còn các sợi tổng hợp (như là polyester và nylon) có mặt trong 72% số quần áo. Cả hai chất liệu này đều bị chỉ trích vì tác động xấu lên môi trường.
Quần áo cũ không sử dụng được, buộc trở thành rác thải, và những được tập kết thành những đống lớn lộ thiện hoặc bị chôn lấp, làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Mưa xuống những bãi rác, nước ngấm xuống lòng đất cùng các chất độc hại chảy vào nguồn nước sinh hoạt của người dân gây ô nhiễm và gây ra ảnh hưởng độc hại đến sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Đồng thời, hoạt động sản xuất, nhuộm vải sử dụng nhiều hóa chất và rất nhiều nước, cũng đã gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm cho nguồn nước.
Rác thải là quần áo cũ sẽ không gây ra mùi nồng nặc như rác thải sinh hoạt. Nhưng nó cũng sẽ tạo ra những mùi khó chịu khi ở gần. Đặc biệt khi chúng ta đốt chúng thì chúng sẽ cực kì nguy hiểm đối với ai hít phải không khí đó, gây ra các bệnh về hô hấp, thổi. Hít trong một thời gian dài hoặc với lượng khí nhiều sẽ gây nguy nhiểm cho tính mạng.
Do đó chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ những việc mua sắm hằng ngày. Tiêu dùng sản phẩm bền vững hơn. Tái chế quần áo nâng cao vòng đời sản phẩm. Áp dụng các biện pháp xử lý môi trường hiệu quả.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM
Chuyên lĩnh vực:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0973377989 hoặc gửi thư báo giá dịch vụ qua Gmail moitruongphuongnamvn@gmail.com để được hỗ trợ về các dịch vụ môi trường nhanh nhất.